Tiểu sử Constantinus III (Hoàng đế Tây La Mã)

Bối cảnh

Vào ngày 31 tháng 12 năm 406, vài man tộc gồm Vandal, Burgundy, AlanSuebi đồng loạt vượt sông Rhine tràn vào xâm lược Đế quốc Tây La Mã.[3] Đây là một đòn đánh chí mạng vào Đế quốc khiến cho nó không bao giờ có thể hồi phục nổi. Chính quyền La Mã khó có thể đuổi hoặc tiêu diệt những kẻ xâm lược mọi rợ mà giờ đây đã định cư ở một số tỉnh như Tây Ban NhaBắc Phi, rồi phải đối mặt với những cuộc di chuyển của các giống rợ từ xa khác như Frank, OstrogothVisigoth tiến vào xứ Gaul cùng thời điểm.[4] Ngoài ra, một yếu tố góp phần quan trọng khác chính là sự mất đoàn kết giữa những người La Mã với nhau cùng những bất ổn về mặt chính trị và sự suy yếu về mặt quân sự. Một Đế quốc thống nhất với đầy đủ sự ủng hộ của những thần dân trung thành sẵn sàng quyết chiến và hy sinh thân minh để đánh bại những kẻ xâm lược mọi rợ như xưa có thể giữ vững chắc biên giới của Đế quốc La Mã.[4]

Khởi binh

Tại thời điểm trong cuộc xâm lược này, các tỉnh ở nước Anh đều rơi vào tình trạng hỗn loạn do những kẻ tiếm quyền gây ra,[5] nó chỉ kết thúc khi Constantinus tiếm vị xưng đế của vào đầu năm 407.[1] Nỗi lo sợ quân German xâm lược và sự cần thiết của việc đảm bảo an ninh và trật tự tại trong một thế giới nhanh chóng sụp đổ từng phần, quân đội La Mã tại Anh đã quyết định bầu chọn một viên tướng mang tên trùng với tên của vị Hoàng đế vĩ đại vào đầu thế kỷ 4 là Constantinus Đại đế, người đã tự mình lên nắm quyền thông qua một cuộc đảo chính quân sự ở Anh.[6] Tuy ông chỉ là một người lính bình thường nhưng lại là người có tài năng nhất.[7] Constantine nhanh chóng bắt tay vào hành động, trước tiên ông dẫn quân bản bộ vượt qua eo biển Manche tiến vào lục địa tại Bononia,[4] với đội quân được huấn luyện và chuẩn bị chu đáo, đã chiếm được vài tỉnh đầu tiên có bất kỳ bảo vệ quân sự nào và giải thích được sự biến mất của họ vào đầu thế kỷ 5.[8]

Bộ tướng của Constantinus là IustinianusNebiogastes người Frank chỉ huy cánh quân tiên phong đã bị phó tướng của StIlyichoSarus chặn đánh, hai người vội vàng lui binh,[9] trên đường triệt thoái thì rơi vào ổ phục kích của StIlyicho và toàn quân đại bại tại Valence.[10] Tuy vậy, Constantinus vẫn tiếp tục gửi thêm một cánh quân khác do hai tướng EdobichusGerontius chỉ huy, nhanh chóng tiến tới giao chiến dữ dội với quân của Sarus, do binh lực quá sức chênh lệch nên Sarus đành phải rút lui về Ý, trên đường tháo lui qua dãy núi Anpơ bị đám cướp Bagaudae quấy rối thường xuyên.[11] Trong khi đó thì Constantinus đang tiến hành củng cố biên giới tại sông Rhine và đóng quân trên tuyến đường nối liền giữa Gaul vào Ý.[12] Tháng 5 năm 408, Constantine tuyên bố đóng đô ở Arles,[13] rồi sau đó bổ nhiệm Apollinaris, ông nội của Sidonius Apollinaris làm Thái thú La Mã.[14]

Tiếm vị xưng đế

Mùa hạ năm 408, toàn bộ lực lượng quân đội Tây La Mã đều được tập hợp lại nhằm chuẩn bị cho cuộc phản công, Constantinus đã có kế hoạch khác. Sợ rằng một số người anh em họ của Hoàng đế HonoriusHispania, có thể là thành trì kiên cố của Nhà Theodosius[13] và thề nguyện trung thành với vị hoàng đế bất lực này, sẽ tổ chức một cuộc tấn công từ hướng đó trong khi quân đội dưới trướng Sarus và StIlyicho tấn công ông theo thế gọng kìm cho nên Constantinus lập tức điều binh tiến công ở Hispania trước.[15] Constantinus lập tức cho gọi trưởng nam Constans từ tu viện tới làm lễ tấn phong Caesar tức làm đồng hoàng đế,[16] sau đó phái ông cùng tướng Gerontius tiến về Hispania.[8] Những người anh em họ của Honorius bị đánh bại mà không mấy khó khăn, DidymusTheodosiolus đại bại bị bắt sống trong khi số khác là LagodiusVerianus thì cùng nhau chạy trốn tới nơi an toàn ở Constantinopolis.[4]

Hình Constantine III trên đồng tiền cổ siliqua. Mặc sau để ăn mừng chiến thắng của Augusti

Constans để vợ ông và cả gia đình ở lại Saragossa dưới sự bảo vệ của Gerontius để quay về sắp xếp một số việc quan trọng tại Arles.[17] Lúc này, một số quân đoàn La Mã trung thành với Honorius đã tiến hành cuộc binh biến tại Ticinum (nay là Pavia) vào ngày 13 tháng 8 năm 408, tiếp đến là việc xử tử Thống lĩnh quân đội (magister militum) StIlyicho vào ngày 22 tháng 8.[4] Tình hình trong triều cực kỳ rối loạn, quân đội các tỉnh không chịu sự điều khiển của chính quyền trung ương đã thay phiên nhau nổi loạn liên tiếp, dẫn đầu là Sarus đã bỏ rơi Honorius ở Ravenna mà không có bất kỳ sức mạnh quân sự quan trọng nào, đồng thời phải đối mặt với nguy cơ quân đội Goth dưới quyền Alaric tiến vào tung hoành ngang dọc nước Ý mà không bị ngăn cản ở Etruria.[18] Vì thế, Constantinus phái sứ giả tới tiến hành cuộc hòa đàm ở Ravenna, Honorius sợ hãi lập tức hạ lệnh chính thức công nhận Constantinus là đồng hoàng đế và bổ nhiệm ông làm Quan chấp chính tối cao (Consul) vào năm 409.[17]

Suy yếu

Năm 409 được xem là thành công đỉnh điểm của Constantinus. Nhưng vào tháng 9 cùng năm, một vài bộ tộc đã tràn qua tuyến phòng thủ sông Rhine,[19] đã châm ngòi cho các cuộc cướp phá và thiêu rụi nhiều thành phố, công sự, làng mạc trên đường băng qua xứ Gaul cho tới dãy núi Pyrénées, phá vỡ nhiều nơi đồn trú của Constantinus và tràn vào Hispania.[8] Constantinus định gửi con trưởng của ông là Constans tới nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng này, thì nhận được tin bộ tướng Gerontius của ông đã làm phản nổi loạn, tự xưng là đồng hoàng đế.[9] Bất chấp những nỗ lực tuyệt vời của Constantinus, nhưng ông vẫn không ngăn chặn lại được khi liên quân của Gerontius cùng các man tộc liên kết lại với nhau tiến công Hispania vào năm 410.[20]

Cùng lúc đó, hải tặc Saxon đã đột kích vào Anh, vị trí mà Constantinus lơ là phòng vệ.[21] Trên thực tế Constantinus đã bỏ rơi nơi này trong một nỗ lực chung nhằm thiết lập một đế chế cho riêng ông cùng với sự thất bại về mặt quân sự trong việc bảo vệ họ chống lại các cuộc tấn công mà họ hy vọng là ông sẽ ngăn chặn được, quá thất vọng, cư dân La Mã tại Anh và Armorica đứng lên nổi dậy chống lại chính quyền của Constantinus và trục xuất các quan chức do chính ông bổ nhiệm.[16]

Để đáp lại vòng vây thắt chặt của kẻ thù bằng một ván bài liều lĩnh cuối cùng, Constantinus hạ lệnh tiến quân thẳng về Ý với chút ít lực lượng còn lại,[19] nhằm liên kết với một viên quan trong triều nhận làm nội ứng là Allobich muốn thay thế Honorius bằng một người cai trị khác giỏi hơn.[8] Không may, Honorius đã phát giác ra được âm mưu này liền ra tay giết chết Allobich và phái quân đội chặn đánh Constantinus, chịu thất bại thảm hại nên Constantine buộc phái rút lui trở về Gaul vào cuối mùa xuân năm 410.[8] Thế lực của Constantinus ngày càng suy yếu dần, lực lượng do ông chỉ huy đi trấn áp cuộc nổi loạn của Gerontius đã bị đánh bại tại Vienne vào năm 411, người con trưởng là Constans bị quân địch bắt sống và giết chết ngay tức khắc.[9] Pháp quan thái thú của Constantinus là Decimus Rusticus, người vừa thay thế Apollinaris vào năm trước, đã bỏ rơi Constantinus, quy thuận lực lượng quân phản loạn của tướng Jovinus tại Rhineland. Gerontius cố dụ Constantinus rút quân về Arles và tiến hành cuộc vây hãm lâu dài ở đây.[8]

Cái chết

Đồng thời, một viên tướng mới nổi đã đứng lên hỗ trợ cho Honorius. Hoàng đế Constantius III trong tương lai đã dẫn quân bản bộ tiến đến Arles và đánh tan quân công thanh của Gerontius rồi lập tức hạ lệnh tiếp tục vây hãm Constantinus ở Arles.[19] Constantinus đành phái người đến cầu cứu bộ tướng Edobichus hiện đang nắm giữ binh quyền ở miền Bắc Gaul của người Frank,[21] yêu cầu ông khởi binh tiếp viện cho Constantinus, không may quân tiếp viện của Edobichus đã bị Constantius III dùng kế chặn lại đánh bại hoàn toàn.[22] Hy vọng mỏng manh cuối cùng của Constantinus tan thành mây khói khi quân đội còn lại của ông đang trấn giữ sông Rhine đã quy thuận Jovinus, Constantinus sức cùng lực kiệt đành phái người sang báo cho Jovinus biết rằng ông quyết định đầu hàng.[18] Bất chấp lời hứa đảm bảo cho sự an toàn đến tính mạng của ông trước đó, Jovinus vẫn bội ước sai người tống giam lại và cho xử trảm ngay lập tức trên đường đến Ravenna[23] vào ngày 18 tháng 9 năm 411.[24]

Dù cho Gerontius đã tự sát tại Hispania,[25] và vua Athaulf người Visigoth về sau đã dẹp được cuộc nổi loạn của Jovinus,[22][26] thì sự thống trị của người La Mã sẽ không bao giờ khôi phục lại được từ sau cái chết của Constantinus III. Đúng như lời giải thích sau này của sử gia Procopius, "kể từ bây giờ thì nó chỉ còn nằm dưới sự trị vì của những tên bạo chúa".[27]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Constantinus III (Hoàng đế Tây La Mã) http://www.american-pictures.com/genealogy/persons... http://homepages.rootsweb.ancestry.com/~cousin/htm... http://www.angelfire.com/ego/et_deo/arthurian_gene... http://www.pursiful.com/genealogy/gradlonmawr.html http://penelope.uchicago.edu/Thayer/E/Roman/Texts/... http://www.roman-emperors.org/westemp5.htm#Note http://www.tertullian.org/fathers/zosimus06_book6.... https://commons.wikimedia.org/wiki/Constantine_III...